Hoàng Thạch Sơn Thành

Hoàng Thạch Sơn Thành

Thông tin cơ bản

  • Địa chỉ: Trước làng Ujeon, Seohae-myeon, Hamyang-gun, Gyeongsangnam-do
  • Đơn vị quản lý: Quận Hamyang
  • Số chỉ định: Di tích lịch sử số 322
  • Phân loại thời kỳ: Triều đại Silla, Goryeo

Mô tả

Đây là một ngôi thành kiểu thung lũng chạy bao quanh các thung lũng dọc theo các rặng núi kéo dài sang trái và phải từ đỉnh núi Hwangseoksan, cao 1.190m so với mực nước biển, tạo thành ranh giới giữa Anui-myeon và Seohae-myeon ở Hamyang-gun, Gyeongsangnam-do.

Nhìn vào vị trí của tòa thành, là cửa ngõ vào Yeongnam và Honam, đồng thời là điểm giao thông chiến lược dẫn đến Jangsu và Jinan ở tỉnh Jeolla, cũng như cấu trúc của nó, người ta cho rằng tòa thành được xây dựng vào khoảng thời gian Silla tiêu diệt Gaya và đối đầu với Baekje, tổng chiều dài của tòa thành là 2,75 km.

Theo mô tả về lâu đài huyện Aneum (Anui-myeon hiện tại) ở “Dongguk Yeoji Seungnam”, chu vi là hơn 8.800 mét, người ta nói rằng bên trong thành có một con suối và một kho quân sự. Hiện nay, có một thung lũng ở giữa tòa thành nên nước không bao giờ cạn.

Khi sáu tòa thành ở tỉnh Gyeongsang được xây dựng lại vào năm thứ 10 dưới triều đại của Vua Taejong (1410), đã có ghi chép về việc chúng được xây dựng lại cùng với Tòa thành Hwawangsanseong, Tòa thành Johyesanseong, Tòa thành Geumjosanseong, Tòa thành Yeomsanseong và Tòa thành Busanseong, bên trong tòa thành được cho là rộng tới hơn 52 ha. Vào tháng 8 năm thứ 30 dưới triều đại của Vua Seonjo (1597), trong cuộc nổi dậy chống lại Nhật Bản xâm lược, Thể Sát Sử Lee Wonik nhận được lệnh xây dựng và thủ thành, đồng thời huy động cư dân từ ba thị trấn Aneum, Geochang và Hamyang để sửa chữa thành, tuy nhiên tòa thành đã bị thất thủ trong một trận chiến khốc liệt. Tòa thành cũng nổi tiếng là nơi cựu Thống đốc huyện Hamyang Jo Jongdo và Thống đốc quận Anui Kwak Jun đã chiến đấu ác liệt để bảo vệ đất nước chống lại kẻ thù Nhật Bản vào năm thứ 30 dưới triều đại của Vua Seonjo (1597) trong thời Nhật Bản xâm lược. Tháng 8 năm đó, tòa thành bị thất thủ và đã có khoảng 500 người chết.

Tòa thành có khúc được xây dựng bằng đá và có khúc được xây dựng bằng đất, phần đá nằm trên núi lộ ra đá tự nhiên, phần xây dựng bằng hỗn hợp đất và đá nằm ở trên sườn núi. Cổng thành là một cổng nhỏ với chòi gỗ ở phía trên hướng về bốn phía đông, tây, nam và đông bắc, cùng các tòa nhà lớn nhỏ được đặt xung quanh thung lũng kéo dài về phía đông của thành.

Có thể nhìn thấy một tòa nhà ở khu số 1, dựa trên đánh giá từ góc độ quy mô cũng như vị trí của tòa nhà, đây được cho là tòa nhà trung tâm của thành. Phương pháp xây dựng là sự kết hợp giữa phương pháp Sơn Thác và Giáp Trúc, phần đế được xây dựng bởi phương pháp Sơn Thác hoặc sử dụng đất và sỏi nhỏ để chát mặt bên trong, phần phía trên tòa thành thường được xây dựng bằng thủ pháp Giáp Trúc. Tòa thành hiện đang trải qua một dự án trùng tu toàn diện, việc khảo sát bề mặt đã được triển khai vào năm 1991 và đây cũng là nơi được nhiều du khách leo Núi Hwangseoksan ghé thăm.