Cây Zelkova tại Hagsalu, Hamyang

Cây Zelkova tại Hagsalu, Hamyang

Thông tin cơ bản

  • Địa chỉ: 43, Goun-ro, Hamyang-eup, Hamyang-gun, Gyeongsangnam-do
  • Đơn vị quản lý: Quận Hamyang
  • Số chỉ định: Di sản thiên nhiên số 407
  • Phân loại thời kỳ: Chưa xác định

Mô tả

Cây zelkova này được cho là được trồng ở phía trước Haksalu, nơi Kim Jongjik, tổ tiên của học phái Yeongnam triều đại Joseon, qua đời khi ông còn giữ chức tri huyện Hamyang (1471 - 1475). Uớc tính cây đã hơn 1.000 năm tuổi, cao 21m và chu vi của cây tính đến ngang ngực là 9m. Hiện tại, Hàn Quốc có khoảng 60 cây có tuổi đời trên 1.000 năm tuổi, trong đó có 25 cây zelkova và 13 cây được công nhận là di sản thiên nhiên và được bảo tổn, cây zelkova này là một trong số đó.

Điều độc đáo là cây này không chút tì vết và rất khỏe mạnh dù là cây cổ thụ hơn 1.000 năm tuổi, người ta cho là do thổ nhưỡng ở đây rất thích hợp cho cây zelkova phát triển. Cây cổ thụ nghìn năm tuổi này được người dân huyện Hamyang và tất cả những người từng đi qua nơi này yêu mến, nó giống như một vị thần hộ mệnh bảo vệ Hamyang và người dân.

Tương truyền, Haksalu đã được Choi Chiwon đến thăm thường xuyên trong triều đại Silla. Di tích được xây dựng lại vào năm 1692 (năm thứ 18 dưới triều đại của Vua Sukjong), trải qua nhiều lần cải tạo và từng được vận hành với tên gọi Hưng Học Tề, Trường học Hamdeok, v.v. Đến năm 1919, nơi này được đổi tên thành Trường Công lập Hamyang, sau khi được sử dụng làm Thư viện huyện Hamyang, nó được chuyển đến vị trí hiện tại ở phía trước văn phòng ủy ban huyện vào năm 1979.

Mặc dù biển hiệu Haksalu, điểm khởi đầu của Mậu Ngọ Sĩ Họa và dấu vết của thành cổ thị trấn Hamyang đã biến mất, nhưng phần tán cây mạnh mẽ của cây zelkova và những cành cây của nó xòe rộng theo hình chiếc ô vẫn kể về lịch sử của quá khứ.

Mậu Ngọ Sĩ Họa và Haksalu

Kim Jongjik, một học giả Tính Lý và là tổ tiên của học phái Yeongnam, được bổ nhiệm làm tri huyện Hamyang. Một ngày nọ, ông đến Haksalu và nhìn thấy một bảng thơ của Yu Jagwang, người đảm nhiệm chức Quan sát sử vào thời điểm đó. Sau khi nhìn thấy điều này, ông đã ra lệnh "Tại sao chữ viết của phường tiểu nhân lại được treo trong Haksalu? Hãy phá bỏ ngay lập tức." và bảng thơ đã bị phá bỏ từ đó.

Vì điều này mà mâu thuẫn cá nhân ngày càng dâng cao, sau này, khi cả hai được tiến cử vào triều đình, mâu thuẫn giữa họ ngày càng sâu sắc và cuối cùng dẫn đến Mậu Ngọ Sĩ Họa.