Tượng Phật ngồi bằng đá tại làng Gyosan, Hamyang

Tượng Phật ngồi bằng đá tại làng Gyosan, Hamyang

Thông tin cơ bản

  • Địa chỉ: 11 11 Hamyang Baeum-gil, Hamyang-eup, Hamyang-gun, Gyeongsangnam-do
  • Đơn vị quản lý: Quận Hamyang
  • Số chỉ định: Bảo vật số 376
  • Phân loại thời kỳ: Thời đại Goryeo

Mô tả

Bức tượng Phật này là tượng Phật ngồi bằng đá từ triều đại Goryeo, hiện được đặt trong khuôn viên của trường trung học cơ sở Hamyang. Đó là một tác phẩm điêu khắc khổng lồ có chiều cao hơn 4 mét bao gồm cả chiều cao của bệ đá, và mặc dù bị hư hại nặng nề do thời tiết, bức tượng vẫn mang lại cảm giác hùng vĩ. Toàn bộ tượng Phật bị hư hỏng nặng, nhiều phần mặt, tay phải, đầu gối và bệ đá bị gãy.

Phần đầu đã bị mòn đến mức không thể phân biệt được phần đỉnh, tuy nhiên đôi lông mày được chạm khắc chìm, đôi môi dày và chiếc cằm đầy đặn gợi liên tưởng đến hình dáng nguyên bản của tượng Phật.

Cổ có khắc ba đường tam đạo, tượng phật được miêu tả đang mặc một chiếc áo choàng lớn vắt qua bờ vai phải tròn trìa, các nếp gấp của trang phục được khắc chìm thành những đường dày đặc song song, đây là một kỹ thuật thường thấy trong các tác phẩm điêu khắc từ đầu thời kỳ Goryeo và có liên quan đến sự suy thoái của công nghệ điêu khắc.

Cánh tay phải dày và to lớn, tuy bàn tay đã bị gãy nhưng vẫn có thể thấy bức tượng đang trong tư thế Giáng Ma Xúc Địa Ấn. Bàn tay trái, không rõ hình dáng, dường như cũng đang tạo ấn trên đầu gối.

Hình dáng của tượng Phật đang trong tư thế Giáng Ma Xúc Địa Ấn, mặc áo choàng vắt qua bên phải cổ, khoác áo choàng được cho là cùng loại với tượng Phật ngồi bằng sắt tại Hwangju hay tượng Phật ngồi bằng sắt được khai quật từ chùa Bottonsa, cũng như một loạt các bức tượng Phật bằng sắt được nhận định là tác phẩm điêu khắc ở thời kỳ đầu triều đại Goryeo.

Bệ đá là loại bệ hình vuông có bệ trên, bệ giữa, bệ dưới, mặt trước và mặt sau của bệ đều bị vỡ, hai mặt chạm khắc ba hình phức biện liên hoa. Ở tầng giữa, hai hình ảnh khuôn mặt lớn được đặt ở mỗi bên, đài liên hoa ở tầng dưới vẫn tương đối rõ ràng. Hình dạng của bệ tương tự như Bệ Phật bằng đá ở Đền Godalsa (Bảo vật số 8), và các hình chạm khắc lá sen đặc biệt được chú ý vì hình dáng giống nhau.